Tự hào trang phục Thái Điện Biên

Thứ tư - 03/04/2019 13:00

Tự hào trang phục Thái Điện Biên

Tự hào trang phục Thái Điện Biên

Nhiều tộc người đã có nhận xét rất đúng rằng: người Thái là tộc người biết may mặc và mặc đủ. Trang phục của họ phân biệt theo giới tính; phân biệt thường phục với lễ phục; trang phục mang trên cơ thể người chết và người để tang; trang phục khi lao động và khi đang ở nhà; trang phục trong mùa nóng bức và mùa thoáng đông gió lạnh. Ngoài ra, trang phục còn có sự phân biệt ở hai độ tuổi: chưa thành niên với khi đã trưởng thành.

I Nam phục 

Khi lớn tuổi nam giới thường mặc quần may theo kiểu “chân què”, không dùng dải rút mà khâu cạp để thắt dây lưng, chỉ có hai loại là quần dài và quần đùi. Áo có hai kiểu để mặc thường ngày và lễ phục.

Do tiếp thu qua người Việt, trang phục nam giới của người Thái đang trên đà Âu hóa rất mạnh. Nhưng trong nghiên cứu văn hóa, chúng ta vẫn có thể tìm thấy được cách ăn vận cũ từng tồn tại. Khi lớn tuổi nam giới thường mặc quần may theo kiểu “chân què”, không dùng dải rút mà khâu cạp để thắt dây lưng, chỉ có hai loại là quần dài và quần đùi. Áo có hai kiểu để mặc thường ngày và lễ phục. Ngày nay, nam giới đã ưa chuộng các kiểu mũ có bán trên thị trường. Xưa, họ đội hai loại khăn tràm chàm đen không phân biệt Thái Đen, Thái Trắng. Thường ngày họ đội khăn có tên là “đỡ” (chọc); còn trong lễ phục, người ta cuốn khắn bằng một vải đen chàm có tên là “cộm” (khăn pau). Đến khi nằm xuống, thân nhân cũng quấn cho quanh đầu một sải vải như thế.

Trước đây, nam thanh niên đi chân đất, về già có người dùng giầy vải mua của ngưởi Hoa. Thời Pháp thuộc, quý tộc và chức dịch đã bắt đầu ăn vận Âu phục, đi bít tất, giầy da. Ngày nay, hầu hết thanh thiếu niên đều đi giầy, dép.

Thời xưa, chỉ có nam giới nhà giàu sang mới đeo vòng ngọc thạch mua của người Hoa hoặc vòng bạc có chạm hai đầu rồng chầu nguyệt gọi là :vòng đầu hổ mang” (pók khèn ngu háu). Thứ vòng bạc này được coi như “bùa hộ mệnh” (fétiche) mà tiếng Thái gọi là “chống” (cặm).


II. Nữ phục 

Y phục Thái in đậm bản sắc văn hó tộc người vẫn chiếm ưu thế một cách rõ rệt. –

Nữ phục cũng bắt đầu có hiện tượng Âu hóa, nhưng so với nam giới diễn ra chậm hơn. Với họ, y phục Thái in đậm bản sắc văn hó tộc người vẫn chiếm ưu thế một cách rõ rệt. Khi quan sát trang phục này, nhiều người cho là độc đáo vì tôn lên được vẻ đẹp trời ban! Có lẽ vì thế mà cụm từ “cô gái Thái” đã trở thành biểu tượng trong văn hóa folklore Việt Nam.

Trừ các trường hợp ngoại lai như bị Âu hóa, Hán hóa hoặc Việt hóa đang diễn ra hiện nay. Nữ giới khi trưởng thành đều mặc váy khăn liền [ (váy ống) – xỉn hay múc]. Váy của nhóm Thái ở miền Tây Bắc thường không có màu nào khác ngoài sắc đen tuyền. Người Thái ở Phù Yên (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình) và một số vùng Thanh Hóa, mặc váy có cạp cao, thắt ngang ngực như người Mường. Người Thái ở miền Tây tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, trên đoạn gần dấu váy có thêu hoặc dệt đáp thành dải đường viền hoa văn ngang mang nhiều màu sắc.

Trong đó, váy Thái Đen bố trí hoa văn hình quả trám nằm dọc theo chiều thẳng đứng. Ngược lại vời người Thái Trắng, các hình hoa văn quả chám cắt ngang trục thân. Khi mặc, có hai cách gấp đầu váy. Một là, theo cách “gập đôi bên” (tộp phượng) như cư dân ở Phù Yên, Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình) và miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Hai là, mặc theo kiểu “thắt cuộn” (hặng pau) – đều mép bên (phải, trái) đều gấp cộm vào điểm cố định ở phần cạp giữa bụng, tạo ra đường xếp nếp ở giữa đôi chân. Do đấy, phần thân váy phía sau bó sát vào thân làm lộ rõ những đường cong của nửa thân dưới.

Khác với váy, áo của phụ nữ được thể hiện nhiều hình, nhiều vẻ hơn. Về màu sắc có thể thấy: đen, trắng, vàng, đỏ, xanh, hoa..; về mốt (mode), Áo bị Âu hóa mạnh. Trong khi áo cổ truyền chỉ có hai kiểu:

1. Thường phục

Trong sinh hoạt thường ngày cũng như khi cần làm dáng, phụ nữ Thái mặc loại áo có tên là cỏm. Ngữ nghĩa của cỏm là  cộc, cụt, ngắn. Vậy tại sao áo lại mang tên đó? Áo cộc tay, người Thái gọi là “áo cỏm cộc tay” (xửa cỏm khen tển) phân biệt với “áo cỏm dài tay” (xửa cỏm khen hĩ). Chữ cỏm ở đây chỉ độ dài – ngắn của thân áo. Như vậy, nhìn váo chiếc áo cỏm thấy ngay cái gọi là cộc, cụt, ngắn của nó được giới hạn ở phần thân áo vừa chấm thắt lưng, nó không nằm vào hai bên cánh tay. Chính từ đó mới đòi hỏi ở người thợ may phải có kỹ thuật cắt khâu để chiếc váy vừa ôm sát lấy thân người mặc, thể hiện được thẩm mỹ Thái.

Áo cỏm có sự phân biệt giữa hai nhóm Thái Đen và Thái Trắng. Với áo của nhóm Thái Đen, dải viền hai vạt giao nhau (ở cửa áo) để cài cúc không liền với cổ áo; trong khi áo của nhóm Thái Trắng thì cổ và đường viền đó liền một dải, có tên là áo liền cổ (xửa co long). Áo Thái Đen theo đó phải tạo theo kiểu cổ đứng.

Thực ra áo cỏm của người Thái Đen xưa cũng là “áo liền cổ”, vào cuối thể kỷ XIX đầu XX, một bà chẩu mường lớn tên là Cầm Nàng Phák (Tiêng) ở Mường Mụa đã cải tiến thành cổ đứng như hiện nay.

Trên hai đường viền vạt áo xẻ ngực, bình thường người ta cài cúc đồng và nếu không kiếm được thì người ta cũng thay bằng hạt kiếm mua ở chợ. Khi mặc, muốn sang trọng, người ta mặc áo cỏm cài cúc bạc hình đôi bướm, nhện, ve sầu hay hình hoa nhài…

Nói đến vẻ hoàn mỹ của trang phục nữ, không thể không nói tới dải thắt lưng dệt bằng sợi tơ tằm có chiều dài hơn 2m tức bằng một sải và một khuỷu tay theo cách đo truyền thống Thái. Nó không chỉ là dải vải để thắt giữ chỗ cạp váy, nó còn là điểm tạo dáng thắt đáy lưng ong của các bà, các chị.

Ngày nay, quan niệm thẩm mỹ trên trang phục đã thay đổi, Hiện tượng vỏ hẳn áo cỏm để thay thế bằng áo sơ mi đang diễn ra khá phổ biến, nhất là ở thị trấn, thị xã và vùng ven quốc lộ. Do tiếp thu Âu phục qua người Việt, áo cỏm thái cũng được cải tiến.

Trong khi các kỹ thuật cắt may khác vẫn giữ nguyên. Người ta thêm vào đó đôi vai bồng, làm cho kiểu áo cổ truyền tăng hẳn độ bay lượn.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn
Bữa sáng:

- Sữa Cô gái Hà Lan
- Phở bò

Bữa trưa:

- Cơm
- Canh bí đỏ hầm xương
- Bò nấu đậu
- Dưa hấu

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Miến gà

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây